3 cách làm nước rau má uống giải nhiệt ngày hè

Nước rau má đậu xanh là thức uống giải nhiệt mùa hè cực đã, hơn nữa nước rau má còn đem lại nhiều lợi ích to lớn cho sức khỏe của người sử dụng như giải độc, hạ sốt; chữa rôm sảy. Bây giờ chúng ta cùng nhau làm nước rau má để uống nhé!

Nước rau má có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Không chỉ là thức uống giải nhiệt trong ngày hè oi bức, nước rau má còn đem lại nhiều lợi ích to lớn cho sức khỏe của người sử dụng như giải độc, hạ sốt; chữa rôm sảy, mụn nhọt; giúp mờ sẹo; thanh nhiệt, làm đẹp da; giảm căng thẳng và nhiều công dụng khác.

1. Giảm mụn nhọt và rôm sảy

Rau má là thực phẩm có tính hàn, giải nhiệt, mát gan, thường được dùng để hỗ trợ giảm mụn nhọt, rôm sảy, ngứa ngáy,… Người dùng có thể xay rau má bằng máy xay đa năng hoặc giã nhuyễn rồi đắp lên vùng da bị tổn thương để sử dụng.

2. Thanh nhiệt, đẹp da

Nước rau má là thức uống thích hợp giúp người dùng có thể thanh nhiệt cơ thể, giải tỏa cơn khát trong cái nóng nực của mùa hè. Ngoài ra, rau má cũng được chị em phụ nữ “săn lùng” bởi khả năng làm đẹp và dưỡng ẩm da hiệu quả.

3. Hạ sốt

Khi trẻ bị sốt có thể dùng rau má, rửa sạch, vò nát, đổ xâm xấp nước, đun sôi nhỏ lửa khoảng 15 phút rồi chắt ra cốc lớn. Cứ khoảng một tiếng cho trẻ uống vài thìa. Trẻ sẽ giảm sốt.

3. Giảm căng thẳng

Triterpenoids trong rau má cũng có thể làm giảm sự lo lắng và tăng cường chức năng tâm thần trong một số cá nhân. Ngoài ra, trong dân gian các thầy lang đã dùng rau má để điều trị cho các bệnh như bệnh vẩy nến, eczema, nhiễm trùng hô hấp, viêm loét, cảm lạnh, viêm gan, động kinh, mệt mỏi, sốt, hen suyễn và bệnh giang mai… Đồng thời, rau má còn có tác dụng trong việc điều trị chứng mất ngủ, xơ cứng bì, ung thư, rối loạn tuần hoàn, tăng huyết áp, mất trí nhớ, liền sẹo và giảm nốt cục trên da cellulite.

4. Tốt cho hệ tim mạch

Rau má có thể giúp giảm sưng và cải thiện lưu thông trong cơ thể, nhất là với các bệnh liên quan đến tĩnh mạch như giãn tĩnh mạch và suy tĩnh mạch. Đối với những người thừa cân (béo phì), xơ vữa động mạch máu nếu ăn rau má lâu dài sẽ có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong máu và do đó làm cho các mạch máu mềm mại trở lại, hạn chế được những tai biến do xơ vữa động mạch máu gây ra.

3 công thức pha chế nước rau má uống giải nhiệt mùa hè

Thực ra cách làm nước rau má để uống giải nhiệt mùa hè không hề khó, và cũng có rất nhiều cách. Sau đây mình xin chia sẽ một vài công thức cho chị em tham khảo nhé!

1. Cách làm rau má đậu xanh

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Rau má tươi: 500 gram
  • Đậu xanh chà vỏ: 100 gram.
  • Nước đun sôi để nguội: 1 lít.
  • Đường cát : vừa đủ dùng.

Các bước thực hiện

Bước 1: đậu xanh rửa sạch, ngâm với nước nóng khoảng 3 – 6 tiếng cho mềm, sau đó cho vào nồi hầm nhừ (lưu ý cho ít nước thôi bạn nhé). Bạn có thể thay nước lọc bằng nước dừa, sẽ rất thơm ngon. Bạn nấu trong khoảng 15-20 phút là được.

Bước 2: rau má nhặt sạch, loại bỏ những lá úa héo, ngâm nước muối pha loãng khoảng 10 phút, xắt nhỏ, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt, bỏ bã.

Bước 3: cho đậu xanh, đường cát vào cối xay sinh tố, đổ thêm nước rau má vào (hoặc nếu dùng bột thì bạn cho trực tiếp bột vào ở khâu này), xay cho đến khi mềm nhuyễn là được. Trong bước này bạn có thể cho thêm một chút dừa nạo hoặc vài hạt lạc rang chín, mùi vị của món rau má đậu xanh sẽ thêm phần vừa thơm vừa bùi. Cách làm rau má đậu xanh thật dễ dàng phải không nào?

Thành phẩm đạt tiêu chuẩn là ly nước rau má đậu xanh có vị ngọt thanh, thơm mùi của đậu xanh và rau má. Độ đặc vừa phải, rất dễ uống. Như vậy là bạn đã biết được cách làm rau má đậu xanh ngon đúng điệu rồi đấy.

2. Cách làm rau má đậu xanh sữa dừa

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Rau má 500 gr
  • Đậu xanh 150 gr
  • Nước cốt dừa 200 ml
  • Nước dừa tươi 100 ml
  • Sữa đặc 100 ml
  • Đường 30 gr

Các bước thực hiện

Bước 1: Đậu xanh rửa sạch, ngâm với nước nóng khoảng 3 – 6 tiếng cho mềm, sau đó cho vào nồi hầm nhừ (lưu ý cho ít nước thôi bạn nhé). Bạn có thể thay nước lọc bằng nước dừa, sẽ rất thơm ngon. Bạn nấu trong khoảng 15-20 phút là được.

Bước 2: Rau má nhặt sạch, loại bỏ những lá úa héo, ngâm nước muối pha loãng khoảng 10 phút, xắt nhỏ, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt, bỏ bã.

Bước 3: Cho đậu đã được nấu chín và nước rau má được xay và lọc sạch vào máy xay và xay cho hỗn hợp hòa trộn đều với nhau.

Bước 4: Cho nước dừa tươi, đường, sữa đặc và nước cốt dừa vào nồi và khuấy đều. Cho hỗn hợp lên bếp và đun cho sôi lăn tăn thì tắt bếp và để nguội hoàn toàn.

Bước 5: Bỏ nước ra ly, thêm đá vào và thưởng thức. Nếu bạn không thích đá thì hãy bỏ vào ngăn mát tủ lạnh 30 phút rồi đem ra thưởng thức nhé! Thức uống phân tầng 2 màu đẹp mắt, dùng muỗng khuấy đều và thưởng thức mùi thơm béo của sữa dừa hòa quyện cùng rau má đậu xanh tạo nên một hương vị khó cưỡng, vị mát lạnh xua tan cái nóng mùa hè.

3. Cách làm nước rau má sữa tươi

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Rau má: 300gr
  • Sữa đặc: 2 muỗng
  • Sữa tươi: 100ml
  • Đá bào

Các bước thực hiện

Bước 1: Rau má mua về, nhặt bỏ lá úa và rễ. Sau đó rửa sạch rồi ngâm nước muối loãng khoảng 30 phút thì vớt ra và để ráo nước.

Bước 2: Rau má đã để ráo nước thì cắt nhỏ, cho vào máy xay sinh tố và thêm 1 ít nước sôi để nguội. Xay đến khi nhuyễn thì lọc bã rau má qua rây.

Bước 3: Cho hỗn hợp đã chuẩn bị gồm nước rau má, sữa đặc, sữa tươi, đá bào vào máy xay sinh tố. Xay khoaeng 1-2 phút đến khi hỗn hợp nhuyễn mịn.

Bước 4: Đổ hỗn hợp ra ly và trang trí thêm 1-2 lá rau má cho thêm phần đẹp mắt và thưởng thức.

Uống nước rau má như thế nào cho khoa học và tốt cho sức khỏe?

3 Cách làm nước rau má mình chia sẽ ở trên cũng đơn giản, dễ thực hiện đúng không nào?  Tuy nhiên, để sử dụng món uống này một cách hợp lý thì không đơn giản một chút nào. Như chúng ta đã biết, rau má là một loại thảo dược và chính vì thế mà nó có những đặc tính dược liệu cụ thể, rau má cần uống đúng cách thì mới phát huy công dụng là thuốc bổ. Chị em tham khảo cách uống rau má hợp khoa học dưới đây để mình được có thêm kiến thức nhé:

  • Không lạm dụng rau má: sử dụng rau má quá nhiều còn dẫn đến hiện tượng gia tăng cholesterone và đường trong máu, bệnh nhân tiểu đường cần đặc biệt chú ý điều này để sử dụng cho hợp lý.
  • Không nên uống quá nhiều: Dùng rau má quá nhiều rất dễ sinh ra đầy bụng và tiêu chảy đối với người có thân nhiệt thấp hay bụng yếu (lạnh bụng).
  • Không dùng nước rau má cho trẻ sơ sinh: nhiều bà mẹ bỉm sữa cho rằng rau má tuyệt đối lành tính nên lấy nước rau má cho con uống, khi bé chưa đến tuổi ăn dặm, bé không uống bất cứ thứ gì khác ngoài sữa mẹ. Thay vào đó mẹ có thể cung cấp dinh dưỡng cho bé từ rau má thông qua đường sữa mẹ (tức mẹ uống rau má để bé hấp thụ dinh dưỡng thông qua tuyến sữa). Khi bé đã bắt đầu ăn dặm, bạn có thể cho bé uống nước rau má, mỗi ngày chỉ nên uống không quá 100 ml (khoảng 1g bột rau má).
  • Không dùng nước rau má để pha sữa cho trẻ: rất nhiều bà mẹ bỉm sữa mắc phải sai lầm này, bạn chỉ nên dùng nước ấm 40 – 50 độ để pha sữa cho bé, nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra, rau má có thể làm mất chất dinh dưỡng ở sữa và thực phẩm. Chính vì vậy, các mẹ bỉm sữa lưu ý đừng bao giờ pha sữa hoặc nấu bột ăn dặm cho bé bằng nước rau má nhé.
  • Không cho mẹ bầu dùng nước rau má: Đặc biệt là 3 tháng đầu thai kì, tránh bị sảy thai

Hi vọng rằng bài viết này của chúng tôi hữu ích với bạn. Nếu chị em nào yêu thích nước rau má thì hãy thử áp dụng công thức này tại nhà xem sao nhé! Chúc các chị em thành công.